Nơi điều dưỡng người có công với cách mạng

Đọc sách, chơi cờ tại thư viện Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh.

Người có công được thăm khám tại Trung tâm

 

 

Hoạt động của Người có công  tại Trung tâm

Được hợp nhất từ Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh và Trung tâm Điều dưỡng người có công Nam Phong nên hiện nay, cơ sở vật chất của Trung tâm khá đầy đủ. Cụ thể ở cơ sở 1, xã Hải Xuân (Hải Hậu) có tổng diện tích 27.636m2, trong đó trên 3.140m2 diện tích xây dựng các khu nhà: hành chính, công vụ, 17 phòng điều dưỡng với 35 giường, nhà ăn, hội trường, nhà đa năng… xen kẽ là khuôn viên nhiều cây xanh, nằm trên địa bàn cách bờ biển khoảng 1km nên không khí ở trung tâm luôn trong lành, thoáng mát phù hợp với công tác điều dưỡng sức khoẻ. Cơ sở 2 nằm trên địa bàn xã Nam Phong (thành phố Nam Định) có tổng diện tích 49 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng là gần 5.500m2. Các công trình ở cơ sở 2 hiện đang tiếp tục được sửa chữa, nâng cấp, dự kiến sớm đi vào hoạt động cùng cơ sở 1.

Hiện nay, tổng số với 56 cán bộ, viên chức và LĐHĐ; trong đó có 03 LĐHĐ theo NĐ 161/2018/NĐ-CP; 01 lao động hợp đồng theo công việc, trong đó  24 người trình độ đại học, trên đại học, 26 người trình độ cao đẳng, ngay sau khi thành lập Trung tâm đã tổ chức cho đội ngũ cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm về công tác điều dưỡng cho người có công tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai). Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm đã đoàn kết, hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã đón và điều dưỡng hơn 2.000 lượt người có công. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm đã đoàn kết, hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã đón và điều dưỡng gần 5.000 lượt người có công.

Ban Giám đốc Trung tâm thường xuyên quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên phát huy tinh thần tự giác, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trách nhiệm phục vụ tận tình, chu đáo, chăm lo từng giấc ngủ, từng bữa ăn đảm bảo an toàn, đầy đủ dinh dưỡng cho từng đối tượng điều dưỡng.

Công tác tiếp nhận các đợt điều dưỡng đảm bảo đúng quy trình, quy định; bếp ăn được kiểm tra giám sát thường xuyên, chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình, giàu năng lực, thăm khám và tận tình tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần; hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng cho các đối tượng điều dưỡng. Nhờ đó, sức khỏe, thể trạng, tinh thần của các đối tượng điều dưỡng được nâng lên rõ rệt. Trong thời gian 5 ngày điều dưỡng tại Trung tâm, các đối tượng người có công được khám bệnh, lập hồ sơ bệnh án và tư vấn sức khỏe; được phục vụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nghe nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế; đi tham quan một số di tích văn hóa – lịch sử trong tỉnh như: Nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, xã Xuân Hồng (Xuân Trường), Khu di tích lịch sử – văn hóa Đền Trần; quần thể kiến trúc Phủ Dầy, khu du lịch Thịnh Long (Hải Hậu)… đi tham quan du lịch tỉnh ngoài như: Chùa Địa Tạng phi lai tự ở Hà Nam, Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê ở Ninh Bình…. … Được đón tiếp, phục vụ tận tình chu đáo, các đối tượng người có công đều cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Hoạt động của Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm tấm lòng tri ân đối với các gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Với những kết quả đạt được, Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh đã góp phần cùng với các ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”./.